Thư Giãn- Phục Hồi Cơ Thể
Mỗi người chúng ta đều mệt mỏi sau một ngày bận rộn với
những yêu cầu của cuộc sống năng động và điều đó dễ
dàng khiến bạn căng thẳng, thể hiện rõ nhất trên cơ thể
bạn. Tập luyện cho phép bạn giải phóng cơ thể khỏi những
áp lực không mong muốn xuất hiện trên các khối cơ,
khớp của bạn.
Tác hại của việc ngồi nhiều, ít vận động
* Tăng cân, béo bụng
Lười vận động là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tăng cân do lượng calo dư thừa trong cơ thể
không được đốt cháy và ngày càng tích
tụ nhiều hơn.
Ngồi nhiều khiến cho hoạt động điện trong các cơ bắp chân
ngừng lại, lượng calo bị đốt cháy trong mỗi phút giảm xuống, giảm
90% lượng enzyme đốt cháy chất béo. Lượng máu dồn xuống
chân nhiều gây tê, phù do bị giãn tĩnh mạch.
* Đau mỏi cổ, vai, gáy
Các triệu chứng của việc lười vận động như: đau cổ, mỏi cổ, đau
vai, cổ không linh hoạt, đau thần kinh vai gáy, chuột rút
cơ gáy, đau đầu, chóng mặt…nặng hơn sẽ dẫn đến:
thoái hóa sụn đệm cột sống chèn ép dễ dây
thần kinh, tủy sống hoặc động mạch cột sống, từ đó dẫn đến đau đốt sống
cổ, thoát vị đĩa đệm, thiểu năng tuần hoàn não, tê
liệt vai gáy.
* Huyết áp cao
Nếu cả tinh thần và cơ thể bị căng thẳng do thiếu vận động,
quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở. Điều
này khiến huyết áp tăng cao gây ra nguy cơ đột quỵ.
* Hệ tiêu hóa bị rối loạn
Ngồi lâu sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch
tiêu hóa bài tiết cũng giảm do không cần tiêu
hóa thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể liên tục. Do
không tiêu hao năng lượng nên cơ thể không đòi
hỏi cung cấp thêm khiến chúng ta ăn uống kém ngon, hay bị
đầy hơi chướng bụng. Ăn không ngon dẫn đến chứng biếng ăn, cơ thể suy yếu.
* Trí tuệ giảm sút, đầu óc căng thẳng, cơ thể
trì trệ
Do không có hoạt động của tứ chi, lưu thông máu
lên não giảm sút ảnh hưởng đến sự nhanh nhạy, linh hoạt của
não bộ. Đầu óc luôn tập trung vào máy
tính hoặc sách vở sẽ dấn đến tình trạng căng thẳng,
không minh mẫn. Ngồi nhiều còn dẫn đến sự lười biếng, trì
trệ của cơ thể, tứ chi không quen hoạt động, ngại di chuyển và
không có sức sống.